Tìm hiểu về cấu tạo sạc dự phòng

Ngày update: 21/12/2022

Số lượt xem 541

Sạc dự phòng được xem là cứu tinh của những chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng trong những lúc đi xa hoặc những lúc không có ổ điển. Vậy cấu tạo của sạc dự phòng là gì và ta có nên sử dụng sạc dự phòng hay không?

1. Pin sạc dự phòng

Pin sạc dự phòng là phụ kiện được sản xuất để phục đối tượng khách hàng sau đó sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng,..công dụng của chúng là lưu trữ điện năng để sạc cho pin điện thoại, máy tính bảng ở bất kì nơi đâu mà không cần đến ổ cắm điện. Pin của sạc dự phòng có nhều kích thước với dung lượng khác nhau nhưng hầu như chúng đều được thiết kế khá ngắn gọn và chúng ta có thể mang theo bên mình

Pin dự phòng về cơ bản ta được thiết kế thành 2 thành phần chính là mạch điện điều khiển và lõi pin

Mạch điều khiển: Bảng mạch này có khả năng biến đối dòng điện đầu ra phù hợp với các thiết bị cần sạc

Lõi pin: Pin của sạc dự phòng được sử dụng là pin Lithium-ion và pin lithium-Polymer có chức năng chính để có thể tích điện và hầu hết những dòng sản phẩm hiện nay đều được sử dụng



Pin Lithium-polymer

Pin Lithium-polymer sử dụng bằng chất điện phân dạng polymer khô với hình dáng gần giống như những miếng phim mỏng. Ưu điểm của loại pin này là có trọng lượng nhẹ nhưng lượng pin lưu trữ thì lại rất lớn. Tuổi thọ của pin cao và có thể lên đến 1000 lần sạc, xả. Năng lượng pin ổn định và hạn chế được tình trạng chai pin. Cấu tạo của pin được làm từ gel polymer nên có khả năng chịu được va đậm tốt. Hơn thế nữa thì pin lipo có 2 tiếp điểm là “-“ và “+” nên hạn chế được được tình trạng cháy nổ bởi đoản mạch

Pin Lithium-ion

Lithium-ion là loại pin sử dụng một loại chất lỏng là dung môi hữu cơ để làm chất điện phân và chất này có thể nhiệm trao đổi ion giữa các điện cực. Ưu điểm của các dòng pin này là chi phí sản xuất thấp có chu kỳ sạc xả với 400 lần theo quy định chuẩn và lưu trữ được nhiều năng lượng hơn với các dòng Pin Ni-Cd và Ni-MH. Nhưng nó còn có những điểm hạn chế: pin lỏng vè điện áp cạn kiệt dưới mức thời gian cho phép, trọng lượng pin nặng, pin dễ bị giảm đi chất lượng và sẽ gây cháy nổ nếu như chúng ta không biết sử dụng đúng cách

2. Cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ là bộ phận được gắn trên các viên giúp người sử dụng kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình sạc. Nếu như viên pin bị quá nhiệt hoặc quá nóng và có thể dẫn đến cháy nổ thì mạch sẽ tiến hành tắt nguồn, chặn dòng để không xảy ra tình trạng bị nóng hoặc bị cháy

3. Vỏ sạc dự phòng

Vỏ sạc dự phòng là bộ phận bên ngoài và được làm từ nhựa cao cấp hoặc nhôm và có tác dụng chống nhiệt, chống điện và có độ bền cực cao. Cấu tạo bên trong lớp vỏ sạc dự phòng là pin và lớp mạch sạc dự phòng. Vỏ sạc dự phòng không chỉ quyết định đến hình dáng của pin mà có còn có chức năng bảo vệ những linh kiện ở bên trong

4. Màn hình LCD

Tùy theo các sạc dự phòng khác nhau thì mới xuất hiện màn hình LCD. Màn hình LCD được tích hợp bên trên sạc dự phòng để hiển thị những thông tin như thời gian sạc à dung lượng pin của cục sạc



5. Mạch điện sạc dự phòng

Mạch của sạc dự phòng được coi là mạch máu duy trì được sự sống của pin sạc và nếu như không có bộ phận này thì pin của cục sạc cũng không thể hoạt động tốt và chuyển đổi năng lượng. Một cục sạc dự phòng tốt thì sẽ được trang bị các chế độ bảo vệ mạch và pin, tích hợp chế độ sạc nhanh cho cả đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó thì ta cần phải tập trung nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý điện năng giúp cho thiết bị được điều chỉnh các dòng sạc và chế độ cân bằng, bảo vệ sạc dự phòng tránh các nguy cơ xấu xảy ra 

0983.136.668