Tiềm năng phát triển ngành kho lạnh của Việt Nam

Ngày update: 19/11/2019

Số lượt xem 2938

Theo những thống kê ước tính ban đầu thì trong năm 2019, quy mô ngành kho lạnh tại Việt Nam đạt 169 triệu USD và tiếp túc có xu hướng phát triển trong các năm tiếp theo nhờ sựu phát triển của ngành bán lẻ (bao gồm siêu thị và cửa hàng tiện lợi và chuỗi dịch vụ thực phẩm) và ngành công nghiệp chế biến.

1. Đặc điểm ngành kho lạnh Việt Nam

1.1. Lợi ích của kho lạnh

Kho lạnh là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng lạnh, là tên gọi để chỉ hệ thống có thể điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm nhằm kéo dài thời gian lưu kho cho một số mặt hàng sản phẩm nhất định. Dựa theo mức nhiệt độ mà kho lạnh được chia làm 3 loại chính:

  + Kho mát: Nhiệt độ trung bình từ 2 đến 4 độ C, dùng để bảo quản cho hoa và rau củ quả.

  + Kho đông lạnh: Nhiệt độ trung bình từ -20 đến -16 độ C, dùng bảo quản các loại thịt.

  + Kho trữ đông lạnh sâu: Nhiệt độ dao động từ -30 đến -28 độ C, dùng bảo quản cho các sản phẩm thủy hải sản.

Nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống và an toàn ngày càng mạnh thì các yêu cầu về bảo quản chúng cũng ngày càng được nâng cao hơn. Để đảm bảo được yêu cầu đó sẽ được giải quyết phần nào qua kho lạnh với những lợi ích vượt trội như: Không chất bảo quản, tươi ngon bổ dưỡng, sử dụng quanh năm, an toàn thực phẩm, tránh lãng phí, thuận tiện và linh hoạt, đảm bảo cung cấp ổn định.

1.2. Đặc điểm của kho lạnh Việt Nam

Kho lạnh là một ngành chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 20 năm gần đây và chúng vẫn đang trong quá trình phát triển và mở rộng. Kho lạnh đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1996 dưới sự hợp tác liên doanh giữa 1 doanh nghiệp Nhật Bản là Konoike Transport với 3 doanh nghiệp của Việt Nam là Vinatrans, Vinalink và Vinafreight. Tiếp tục phát triển kho lạnh thứ 2 được xây dựng vào năm 1998 với công nghệ hiện đại nhất thời đó. Bước sang thế kỉ 21 với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với thế giới khiến cho thị trường kho lạnh Việt Nam trở nên hấp dẫn, thu hút các nhà cung cấp, lắp đặt kho lạnh trong và ngoài nước.

Theo các báo cáo của StoxPlus, thì ở khu vực phía Nam là nơi tập trung các nhà cung ứng kho lạnh lớn nhất do đây là nơi sản xuất nông sản lớn nhất của Việt Nam, nhu cầu sử dụng kho lạnh để bảo quản sản phẩm là rất lớn. Các nhà cung ứng kho lạnh được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm các doanh nghiệp trong nước, nhóm các công ty ngoại, nhóm các công ty kho vận và nhóm khác.

Dù dẫn đầu thị trường về công xuất thiết kế và lắp đặt kho lạnh nhưng các công ty kho lạnh trong nước hầu hết chỉ có thiết kế đơn giản, lắp đặt các trang thiết bị cơ bản, thậm chí một số kho lạnh không được lắp kệ để đặt sản phẩm.

Trong khi đó với các công ty cung ứng kho lạnh nước ngoài dù không có nhiều thi phần nhưng họ sở hữu ngũ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, nên đảm bảo được chất lượng cho lạnh luôn đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên đi cùng với đó sẽ là chi phí đầu tư ban đầu lắp đặt kho lạnh cũng sẽ lớn hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Năm 1998, thị trường kho lạnh Việt Nam đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của nhà cung ứng kho lạnh nước ngoài là SWIRE đầu tư vào thị trường Việt Nam với những lợi thể nổi bật so với các nhà cung ứng tại thời điểm đó là đội ngũ quản lý chuyên nghiệp cũng như trang thiết bị hiện đại tại thời điểm đó. Sự phát triển và mở cửa của kinh tế Việt Nam tiếp tục thu hút thêm rất nhiều các nhà cung ứng kho lạnh nổi tiếng thế giới như LOTTE Sea (2009) và Preferred Freezer Services (2010). Các nhà cung cấp nước ngoài chính là những người dẫn đầu thị trường trong chất lượng và quản lý với nhóm khác hàng đa dạng và những địa điểm vô cùng thuận lợi.


Kho lạnh bảo quản rau

2. Tiềm năng thị trường kho lạnh Việt Nam

2.1. Tăng trưởng nhờ sự phát triển của ngành bán lẻ

Theo các báo cáo của StoxPlus vào năm 2016 thì kho lạnh được đánh giá là một trong những phân ngành dịch vụ vận tải nhiều tiềm năng nhất ở Việt Nam – một đất nước với những thế mạnh là sản xuất nông sản, nông nghiệp chiếm 16% GDP cả nước. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành cung ứng kho lạnh nhưng cẫn chưa có doanh nghiệp nào nào đủ lực để cung cấp được chuỗi dịch vụ cung ứng đầy đủ.

Hiện nay, kho lạnh tại Việt Nam được sử dụng chủ yếu trong bốn lĩnh vực chính bao gồm thủy sản, thịt, rau quả và bán lẻ. Trong đó bán lẻ được kì vọng sẽ là yếu tố chủ lực giúp nhu cầu sử dụng kho lạnh ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đang có thâm nhập và mở rộng thị phần bán lẻ, Việt Nam được kỳ vọng sẽ có khoảng 1200 – 1300 siêu thị, 180 trung tâm mua sắm và 157 cửa hàng bách hóa vào năm 2020. Do đó, kho lạnh cũng sẽ hướng đến sự phát triển về số lượng và sức chứa nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu đến từ sự phát triển vượt bậc của ngành bán lẻ. Sự phát triển của ngành bán lẻ thương mại, chuỗi dịch vụ thực phẩm, kéo theo sự phát triển nhu cầu vận chuyển hàng lạnh bằng xe tải đông lạnh với mức tăng trưởng khả quan.

Để có thể nắm bắt được những cơ hội đầy triển vọng trong ngành kho lạnh tại Việt Nam, theo StoxPlus, các doanh nghiệp hiện tại cũng như những nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường cần phải xác định được thị trường mục tiêu cũng như có được những kể hoạch bán hàng và marketing thích hợp.

2.2. Lợi nhuận tốt, tiềm năng lớn

Dựa theo báo cáo của FiinGroup thì các doanh nghiệp trong ngành cung ứng lạnh có tỷ suất sinh lời biên lợi nhuận gộp lên đến 24 %, biên lợi nhuận ròng là 19%. Trong bao gồm nhánh kho lạnh có biện lợi nhuận ròng là 16%, nhóm vận chuyển là 17%, trung bình của cả ngành đạt 11%.

Tốc độ phát triển của ngành kho lạnh Việt Nam và nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống và an toàn có liên quan trực tiếp với nhau. Việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng “từ trang trại đến bàn ăn” ngày càng trở nên quan trọng, chính yếu tố này góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng lạnh tích hợp. Tuy nhiên, việc kiểm soát nhiệt độ xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng lạnh đòi hỏi chi phí đầu tư cho chuỗi cung ứng lạnh lớn hơn nhiều so với đầu tư các chuỗi cung ứng thông thường.


Kho lạnh bảo quản hoa

2.3. Áp lực dến từ CPTPP

Theo như Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thì đến thời điểm hiện tại thì logistics và cung ứng lạnh tại thị trường Việt Nam vẫn chỉ phát triển tự phát, với quy mô nhỏ lẻ nên thiếu tính kết nối và đồng bộ giữa những điểm lưu trữ này.

Tuy chưa có nhiều nghiên cứu, kết luận chính thức nhưng theo Tiến sĩ Thế Anh thì công nghệ bảo quản sau thu hoạch tại Việt Nam là rất yếu dẫn đến tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cao, lên đến 20-25%. Trường hợp nông dân tại Mê Linh (Hà Nội) phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải là một minh chứng mới cho sự yếu kém, thiếu đầu tư trong phương tiện vận chuyển và đứt gãy trong chuỗi logistics cung ứng lạnh. Sự đứt gãy trong logistics có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào, từ kho lạnh, vận chuyển lên xuống xe tải lạnh, cho đến chất lượng của phương tiện vận chuyển lạnh.

Theo các báo cáo của Mỹ về logistics của Việt Nam thì đến năm 2019 thì nhu cầu kho lạnh đã vượt so với nhu cầu do các doanh nghiệp bán lẻ quy mô lơn mới chỉ phát triển trong vài năm gần đây. Tuy nhiên nếu với những định hướng đầu tư lâu dài thì thị trường kho lạnh của Việt Nam vẫn rất tiềm năng.

Với một nước có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam thì nông sản thường đực trồng trọt và thu hoạch theo mùa vụ, dẫn đến lượng nông sản không đều trong năm. Điều đó là nguyên nhân gây trở ngại cho việc đầu tư kho lạnh vì thời gian sử dụng không được liên tục nên không tối ưu được chi phí đầu tư. Lại thiếu sự tiếp cận với những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết phải tự đầu tư nên hiệu quả kinh tế rất thấp.

Việt Nam cần phát triển, hoàn thiện chuỗi logistics trong cung ứng lạnh trong một thị trường ngày càng kết nối với thế giới. Là một nước có quy mô sản xuất nhỏ với 13 triệu hộ nông dân, nếu khó áp dụng công nghệ bảo quản mang tính tập trung, sẽ dẫn đến chi phí cao do sản phẩm phân tán. Thêm vào đó, những đơn vị riêng lẻ tự đầu tư những công nghệ lưu kho lạnh rẻ tiền nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, vai trò của hợp tác xã được nhấn mạnh, là đầu mối quy tụ các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ.

Trong lúc các nước phát triển như Úc và Mỹ quan tâm đến thị trường logistics cung ứng lạnh ở Việt Nam, thì các chiến lược quy hoạch ngành logistics cung ứng lạnh và vùng cụ thể, cùng các đề xuất hợp tác công tư rõ ràng sẽ là sự khích lệ lớn cho việc phát triển ngành này. Qua đó, giải quyết những bài toán khó của ngành nông nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống thị dân. Đó là giải pháp “một mũi tên trúng nhiều đích”

0983.136.668