Bảo quản hoa như nào là tốt nhất

Ngày update: 25/12/2019

Số lượt xem 768

Hoa là loại sản phẩm đặc biệt, giá trị của nó được đánh giá qua độ tươi, không bị đạp nát, đáng ứng được yêu cầu của người mua. Vì vậy trước khi đến được tay người tiêu dùng thì hoa tươi cần được bảo quản cẩn thận và đúng cách.

Muốn đảm bảo được chất lượng cho hoa thì trong quá trình bảo quản cần phải tuân theo đúng quy trình và đúng quy tắc: Chất lượng của hoa khi cắt phải khỏe, hoa phải có độ nở thu hái phù hợp. Trong lúc bảo quản phải có sự điều chỉnh đảm bảo hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh Ethylen, sự phát triển của nấm bệnh. Tuy nhiên ở mỗi loại hoa khác nhau cũng sẽ có cách thức thu hái và bảo quản khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thu hái và bảo quản của một số loại hoa như hoa cúc, lily, loa kèn, đồng tiền, hoa hồng….

1. Thu hái và bảo quản hoa cúc

Thời điểm thu hái: Với hoa cúc thì thời điểm thu hái tốt nhất là khi hoa đã nở được gần hết số cánh ở vòng ngoài hoặc được 2/3 số cánh của cả bông.

Xử lý sau thu hái: Hoa cúc sau khi được thu hái xong thì tiến hành xử lí sơ bộ, phân loại ở khu vực thông toáng, mát mẻ. Sau khi xử lí sơ bộ và phân loại xong thì cho các cành hoa ngâm vào dung dịch STS (Silverthiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 - 10 cm chiều dài cành khoảng 10 phút, dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa.

Bảo quản: Bước đầu tiên trong quá trình bảo quản hoa cúc là cho chúng ngâm vào dung dịch đường Saccaroza 2- 5%, -8- HQC (8 Hyđroxy quinoline citrate) 200 ppm hoặc Chlorin 5 - 10 ppm, BA (BenzylAđenin) 25 ppm, bổ sung thêm axit Citric để PH của dung dịch = 3 3,5 trong khoảng 5 – 10 giờ ở nhiệt độ 10 độ C, độ ẩm 90 - 95%. Sau khi ngâm xong thì đóng gói trong các túi PE (dày khoảng 0,04 mm), nếu chưa tiêu thụ ngay thì bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5 độ C, độ ẩm 90% - 95%.

2. Thu hái và bảo quản hoa đồng tiền

Thời điểm thu hái: Thời điểm thích hợp nhất để thu hái hoa đồng tiền khi cuống hoa thẳng đứng và các cánh hoa ở vòng ngoài đã nở thẳng, vì khi đó cây hoa đang ở trong quá trình sinh trưởng mạnh. Thời gian thu hái nên vào khoảng sáng sớm hoặc chiều mát bởi lúc này cành hoa đang chưa nhiều nước sẽ không bị héo khi cắt cành.

Xử lí sau khi thu hái: Sau khi cát cành thì phân loại sơ bộ, loại bỏ những đoạn gốc (dài khoảng 2 – 5 cm) rồi tiến hành cắm cành hoa vào nước (ngập 1/3 - 1/4 chiều dài của cành). Ngâm cành hoa trong nước khoảng 24 giờ và để trong kho lạnh có nhiệt độ mát 6 – 10 độ C.

Bảo quản: Có thể bảo quản hoa khoảng 1 – 2 tuần ở 1 - 2 độ C, ẩm độ 90 - 95% ở kho lạnh nếu chưa tiêu thụ ngay. Còn nếu ,muốn bảo quản lâu hơn thì kết hợp với ngâm dung dịch và bảo quản trong kho lạnh Sử dụng dung dịch Nitrac bạc nồng độ 120 mg/l, ngâm 1/4 cành trong 10 phút, điều chỉnh độ pH của dung dịch này ở khoảng 3.5 – 3.7 bằng axit atric (nồng độ 150mg/lít).


Kho lạnh bảo quản hoa

3. Thu hái và bảo quản hoa loa kèn, lily

Thời điểm thu hái: Hoa loa kèn, hoa lily có thời điểm thu hái tốt nhất là lúc hoa nở thứ nhất dưới gốc, phình to và có màu.

Xử lí sau khi thu hái: Với 2 loại hoa này thì không nên cắt quá thấp để tạo điều kiện cho củ lớn thêm (nên cắt cách mặt đất khoảng 15 cm, để lại 5 6 lá/cây). Khi cắt xong thì ngâm cuống hoa vào nước sạch (nước ngập 1/3 cuống hoa) để tránh cho cành hoa không bị mất nước. Sau đó thì phân loại sơ bộ và bó thành từng bó, mỗi bó từ 5 – 10 cành.

Bảo quản: Để giữ được độ tươi lâu dài cho hoa thì cần phải xử lí qua các dung dịch hóa chất. Ngâm 1/4 cành hoa vào dung dịch đường Sacaro có nồng độ từ 5 – 10 % + dung dịch Nitrac Bạc 100 mg/lít (hoặc Sunlfit Bạc 4mol/lít) ngâm trong 20 phút. Sau khi ngâm thì đưa chúng vào kho lạnh ở nhiệt độ từ 1 – 2 độ C để bảo quản kiềm chế sự hô hấp và sản sinh Etylen.

4. Thu hái và bảo quản hoa hồng

Thu hái hoa: Riêng với hoa hồng thì vị trí cắt cành ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài của cánh hoa, sựu nảy chồi dưới vết, chất lượng hoa lứa sau, sô ngày thu hoạch lứa sau. Dựa theo tình trạng sinh trưởng của cây để điều chỉnh vị trí cắt, thông thường thì có thể cắt ở vị trí cách cành chính từ 2 – 4 đốt, hoặc cũng có thể cắt sát cành chính. Nếu thời gian cắt khoảng tháng 9 – 10 thì có cắt tại vị trí cách cành chính 5 đốt, còn vào tháng 3 – 4 thì khoảng 2 đốt.

Xử lý sau cắt: Sau khi thu hái thì cần cắm ngay cành hoa vào nước (nước ngập 1/3 cành) rồi đem đến kho mát để tiến hành xử lí và phân loại sơ bộ.

Bảo quản hoa: Có thể bảo quản cho tươi ở nhiệt độ từ 2 – 5 độ C, độ ẩm 85 – 90 % trong khoảng 1 tuần, nhưng nếu muốn bảo quản lâu hơn thì phải sử dụng dung dịch hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản. Có thể sử dụng dung dịch để dưỡng cành như dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 - 5% trong thời gian bảo quản; dung dịch ức chế nấm bệnh bao gồm 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8 OH. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng chất kháng Etylen (là 1 hoocmon thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá) như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 1,5 ppm phun vào cành, lá.

0983.136.668