Mon-Sa 8am-6pm
Nếu như ta không biết cách bảo quản đồ ăn trong tủ thì ta cùng
tìm hiểu các mẹo nhỏ để bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh để được tốt nhất
Các thực phẩm tươi sống sau khi mua về vẫn chưa được sơ chế
và làm sạch, còn rất nhiều vi khuẩn và tập chất, vi sinh vật có thể gây hư hỏng
cho thực phẩm và gây hại cho sức khỏe của con người. Đa số phần lớn các sinh vật
kí sinh như này đều ưa môi trường ẩm ướt. Vì vậy, nếu cứ để đồ ăn ở nhiệt độ
thường, tầm 30-40°C thì sẽ tạo ra một môi trường “lý tưởng”, thuận lợi cho các
loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại ấy phát triển, sinh sôi nảy nở. Đây là nguyên
nhân lớn nhất dẫn đến việc thực phẩm bị hư, hỏng, lên men, nấm mốc,... và phải
bỏ đi rất lãng phí
Nên chính vì những lý do này đã phát minh ra tủ lạnh để thực
hiện nhiệm vụ bảo quản thực phẩm cho đời sống của mỗi chúng ta, bảo quản được
thực phẩm lâu hơn, tươi ngon hơn và giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhờ có
công nghệ tiên tiến mà tủ lạnh giúp ức chế quá trình sinh trưởng và vi sinh vật
gây hại ở thực vật. Áp dụng cơ chế hạ thấp nhiệt độ so với bên ngoài nên tác động
ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh học của các vi sinh vật, nên khiến chúng khó
có thể sinh trưởng và phát triển
Đối với thực phẩm chín, làm thế nào để bảo quản thực phẩm
trong tủ lạnh đúng cách, tránh vi khuẩn xâm nhập và giữ được dinh dưỡng tốt nhất
là mối quan tâm của nhiều bà nội trợ
Trước hết cần làm nguội thực phẩm chín bằng nhiệt độ phòng.
Sau đó, bạn chia thành nhiều phần (nếu nấu với số lượng lớn) và bảo quản trong
hộp đựng thực phẩm chuyên dụng, đậy kín, cho vào ngăn mát với nhiệt độ 2-4 độ C
trong phòng lạnh. Thời gian sử dụng thức ăn chín nên khoảng 3 ngày để đảm bảo
thức ăn giữ được dinh dưỡng tốt nhất.
Thực phẩm ăn liền được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến:ví dụ như: thịt xông khói, xúc xích, xúc xích Ý, .. Những thực phẩm này được đóng gói cẩn thận và đóng gói trong túi hút chân không cao cấp trước khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm còn nguyên trong túi hút chân không, nếu bảo quản sản phẩm dưới -18 độ C thì sẽ được 6 tháng. Còn nếu thực phẩm còn đựng trong túi chân không đã bị bóc ra thì có thể bảo quản từ 30-50 ngày
Để bảo quản trái cây đúng cách trong tủ lạnh, trước tiên cần
chia chúng thành hai loại: trái cây nguyên quả (còn vỏ) và trái cây cắt nhỏ (gọt
vỏ). Chẳng hạn như vải, nho, nhãn ...). Sau đó, cẩn thận hơn, bạn nên dùng khăn
khô sạch lau bề mặt trái cây rồi cho vào túi có khóa kéo, có lỗ thoát khí để
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 đến 5 độ C. : Bảo quản trong hộp đựng thực phẩm, để
trong tủ lạnh, nhiệt độ tốt nhất là 3-5 độ C, dùng hết càng sớm càng tốt, thời
gian bảo quản từ 1-2 ngày.
Đối với trái cây nếu bạn
không có ý định sử dụng chúng ngay lập tức mà hãy loại bỏ những phần đã ngâm và
héo nhé! Sau đó, nếu mua với số lượng lớn, bạn hãy chia rau, củ thành từng phần
thích hợp rồi cho vào túi có dây kéo hoặc ni lông (có lỗ thoát khí) rồi cho vào
ngăn mát dưới cùng của tủ lạnh. Có một số loại
rau củ mà ta không nên bỏ vào tủ lạnh để tránh đến việc hư hỏng
Thực phẩm tươi sống có thể kể đến như: thịt, cá, thủy, hải sản,…
Trước hết, bạn phải rửa sạch và để ráo sau khi mua về. Tiếp theo, bạn tách từng
phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zipper hoặc hộp đựng thực phẩm chuyên dụng
để dễ dàng bảo quản và sử dụng. Cuối cùng, cho thực phẩm vào tủ lạnh (2 đến 4 độ
C), hạn sử dụng từ 3 - 5 ngày, có thể bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh.
Nếu cho vào ngăn đá của tủ lạnh (khoảng -16 độ C) thì thời gian bảo quản có thể
lên đến 1 tháng, nhưng để thực phẩm luôn tươi ngon thì nên dùng càng sớm càng tốt.